Cọc tiếp địa là gì?
Cọc tiếp địa hay còn gọi là cọc chống sét có cấu tạo thường là. 1 thanh kim loại có đầu nhọn để đóng xuống đất, Phân loại cọc chống sét như sau
- Cọc tiếp địa V63 – thông thường sẽ có cấu tạo bằng sắt chữ V kích thước 63×5 dài 2.5m do Việt Nam sản xuất
- Cọc tiếp địa mạ đồng D14.2, D16 dài 2.4 và D20 dài 1.6m do Ấn độ sản xuất
- Cọc tiếp địa đồng vàng hoặc đồng đỏ kích thước D16 dài 2.4 do Việt Nam sản xuất
Cọc tiếp địa mạ đồng
Cọc tiếp địa mạ đồng có tác dụng làm điểm thăm cho bãi tiếp địa. và hỗ trợ triệt tiêu sét cùng với dây tiếp địa. Tùy từng loại đất và địa hình ta sẽ bố trí cách sử dụng cọc khác nhau.
Cọc chống sét mạ đồng có thể đóng theo dạng thẳng hàng hoặc hình vuông, tuy nhiên cần tuân thủ khoảng cách mỗi cọc bằng 1.5 chiều dài thân cọc.
Ví dụ cọc 2.4m thì ta nên đóng các cọc cách nhau là 2.4m x 1.5 = 3.6m. Nếu bãi tiếp địa dùng phương pháp khoan giếng ta có thể nối các cọc lại với nhau. hoặc sử dụng 1 cọc duy nhất hàn hóa nhiệt với dây thoát sét thả hết chiều dài của giếng tiếp địa.
Cọc đồng tiếp địa – cọc tiếp đất
Cọc đồng tiếp địa hay còn gói là cọc tiếp đất là loại cọc được làm bằng đồng vàng ( đồng hợp kim) hoặc đồng đỏ nguyên chất.
Về lý thuyết thì Cọc đồng tiếp địa hay còn gói là cọc tiếp đất sẽ có tác dụng tốt hơn. và đồ bền tốt hơn cọc sắt mạ kẽm hoạc mạ đồng.
Tuy nhiên giá thành quá cao khiến cọc đồng tiếp địa không và thực tế cọc tiếp đất không chỉ là 1. thành phần nhỏ trong hệ thống tiếp địa nên cọc mạ đồng vẫn được sử dụng rộng rãi hơn do gia thành rẻ.
Giá bán tham khảo:
- Cọc đồng tiếp địa bằng đồng vàng D16 dài 2.4m của Việt Nam giá 650.000/1 chiếc
- Cọc đồng tiếp địa bằng đồng đỏ D16 dài 2.4m của Việt Nam giá 1.250.000/1 chiếc
Cọc tiếp địa l63x63x6
Cọc tiếp địa l63x63x6 được cấu tạo bởi các thanh sắt V63 độ dài 6mm, thường dài 2.5m và được nhúng kẽm nóng.
Ưu điểm của cọc V63 là cho giá trị điện trở rất tốt, nhược điểm là không bền do dù đã. được nhúng kẽm nóng để chống han gỉ, nhưng vẫn bị ăn mòn han rỉ.
Tiêu chuẩn Kỹ thuật về cọc tiếp địa
Quy định về thi công cọc tiếp đất được quy định trong phần 5, TCVN 9358:2012:
Cọc tiếp đất phải được đóng sâu xuống đất tới độ sau quy định bởi thiết kế. Đất phải liền thổ và chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của điện cực đất. Khi chọn vị trí đóng điện cực đất, phải chọn nơi sẵn có độ ẩm cao nhất nếu điều kiện thực tế cho phép.
Độ sâu lắp đặt điện cực đất thanh hoặc ống kim loại dạng cọc nhọn do thiết kế quy định nhưng. nên ở trong khoảng từ 0,5 m đến 1,2 m tính từ đỉnh cọc đến mặt đất liền thổ. Cần chọn độ sâu lắp đặt điện cực lớn khi điện trở suất của đất giảm theo độ sâu.
Chiều dài của cọc chống sét do thiết kế quay định nhưng nên ở trong khoảng 2,5m đến 3m. Cho phép hàn nối nhằm tăng chiều dài của điện cực trong trường hợp điện cực đất. cần có chiều dài lớn hơn 3m. Miễn là không suy giảm tính liên tục về điện và về cơ của điện cực.
Trừ khi có quy định khác, cọc tiếp đất đóng thẳng hoặc nghiêng thuộc hệ thống nối đất của một phân xưởng phải đóng. cách nhau không quá 20 mét và nối với nhau bằng các đoạn điện cực đất nằm ngang để hình thành một mạch vòng điện cực bao quanh phân xưởng đó.
Khi đóng cọc chống sét xuống đất, phải sử dụng chụp đầu cực chuyên dùng để không làm hỏng đầu trên của điện cực.
Trong trường hợp đất quá cứng, cho phép sử dụng khoan mồi có đường kính mũi khoan nhỏ hơn đường kính của cọc. sao cho khi đóng điện cực đó xuống lỗ khoan, các lớp đất phải chèn chặt lên toàn bộ chiều dài của nó.
Dây nối giữa các cọc tiếp đất phải có tiết diện không nhỏ hơn tiết diện của dây nối đất chính.
Hướng đẫn thi công
Công việc đầu tiên chúng ta cần phải làm là đào rãnh tiếp địa. Tùy theo từng khu vực chúng ta có thể dùng xẻng, quốc, xà beng đào rãnh tiếp địa. Đối với công trình này, chúng ta nên dùng xẻng để đào rãnh tiếp địa với kích thước rãnh sâu 0.8m, rộng 0.5m.
Khi rãnh đã được đào tới độ sâu thích hợp, chúng ta tiến hành đóng cọc . Tùy theo mức độ từng công trình mà số cọc sẽ khác nhau. Khi đóng cọc, chúng ta lưu ý cọc đóng thẳng hàng và khoảng cách. giữa các cọc tối thiểu phải bằng chiều dài của một cọc .
Sau khi đóng cọc xong, chúng ta sử dụng cáp đồng trần tiếp địa có tiết diện 50mm2-70mm2 để. nối các đầu cọc thông qua mối hàn hóa nhiệt. Kết nối bằng mối hàn hóa nhiệt vừa đảm bảo vệ mặt dẫn điện tốt lại vừa đảm bảo độ bền đẹp vĩnh cửu.
Lưu ý khi chôn cọc
- Khi chôn cọc cần phải chôn toàn bộ cọc vào sâu trong lòng đất, tránh không để cọc bị lòi ra ngoài mặt đất.
- Tiêu chuẩn chiều dài của cọc là từ 2.4 – 2.5m.
- Cần phải đảm bảo cọc không bị vênh, không bị cong trong quá trình chôn cọc xuống đất.
Liên hệ mua hệ thống chống sét
CÔNG TY CỔ PHẦN STARTUP VIỆT NAM