Đồng hồ đo điện trở đất là gì?
Khi nào phải đo điện trở đất.
- Đo điện trở đất khi bắt đầu khảo sát công trình nhắm xác định trở đất trên bề mặt đất để đưa ra thiết kế phù hợp.
- Khi hàn thành hệ thông tiếp địa nhằm xác định trợ đất đã đạt tiêu chuẩn yêu cầu của hệ thống đưa ra chưa?
- Sau một thời gian sử dụng thì giá trị điện trở đất có thể tăng lên so với giá trị cho phép (do một số nguyên nhân như mất liên kết giữa các cọc tiếp địa, lượng hóa chất làm giảm trở kháng đất hết tác dụng …). Để biết được hiện trạng như thế nào chúng ta nên đo điện trở đất sau mỗi 12 tháng
Tại sao phải đo điện trở tiếp địa chống sét?
Thứ nhất, việc đo điện trở đất nhằm đảm bảo hệ thống tiếp địa chống sét đã hoạt động tốt, bảo vệ tốt các tài sản khi công trình bị sét đánh.
Thứ hai, đo điện trở đất là việc quan trọng, nhằm kiểm tra hoạt động của các thiết bị tiếp đất để tiến hành bảo trì, bảo dưỡng chúng. Từ đó giảm thiểu hư hỏng và tăng tuổi thọ cho các thiết bị.
Việc kiểm tra này cần tiến hành 12 tháng một lần, cùng với việc kiểm tra toàn bộ hệ thống kim chống sét theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385: 2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống”. Sau một thời gian giá trị điện trở đất có thể bị tăng lên do liên kết giữa các cọc tiếp địa bị lỏng lẻo, hóa chất làm giảm trở kháng đất hết tác dụng …giảm hiệu quả của hệ thống chống sét.
Thứ tư, nếu không kiểm tra điện trở đất, dẫn đến hệ thống chống sét hoạt động không hiệu quả thì công trình có thể bị xử phạt theo Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét lên tới 25.000.000 đồng.
Tiêu chuẩn đo điện trở tiếp địa chống sét
Để xác định cách đo điện trở của hệ thống tiếp địa chống sét có đạt yêu cầu hay không, chúng ta dựa vào tiêu chuẩn đo lường được áp dụng trong TCVN 4756: 1989 Quy phạm về nối đất và nối không các thiết bị điện. Đây là tiêu chuẩn Việt Nam đang áp dụng cho:
- Mọi thiết bị điện một chiều có điện áp lớn hơn 110V
- Mọi thiết bị điện xoay chiều có điện áp lớn hơn 42V
- Quy định về việc nối đất và nối không các thiết bị điện
Ngoài ra, kết quả đo điện trở được đánh giá theo TCVN 9385: 2012 Chống sét cho công trình xây dựng – hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Cách đo điện trở tiếp địa chống sét
Dưới đây chúng tôi sẽ mô tả chi tiết cách đo điện trở tiếp địa đơn giản nhất. Với cách đo này, bạn cần sử dụng các loại máy đo điện trở chuyên dùng trong công trình xây dựng để đạt độ chính xác cao nhất.
Quy trình đo điện trở tiếp địa chống sét bao gồm các bước như sau.
Bước 1: Kiểm tra điện áp PIN
Để kiểm tra điện áp PIN:
- Bật công tắc tới vị trí “BATT. CHECH”
- Ấn nút “PRESS TO TEST”
- Nếu kim trên đồng hồ chỉ vào “BATT. GOOD” thì điện áp PIN đã đúng quy định, máy sẽ hoạt động chính xác.
Bước 2: Nối các dây nối
- Cắm 2 cọc như sau: Cọc 1 cách điểm đo 5-10 mét, cọc 2 cách cọc 1 5-10 mét.
- Lấy dây màu xanh dài 5 mét (Green) kẹp vào điểm đo
- Lấy dây màu vàng dài 10 mét (Yellow) và dây màu đỏ dài 20 mét (Red) kẹp vào cọc 1 và cọc 2
Bước 3: Kiểm tra điện áp tổ đất cần kiểm tra
- Bật công tắc tới vị trí “EARTH VOLTAGE”
- Ấn nút “PRESS TO TEST” để kiểm tra điện áp đất
- Nếu điện áp ấp nhỏ hơn 10V thì kết quả đo chính xác.
Bước 4: Kiểm tra điện trở đất tiếp địa chống sét
Bật công tắc tới vị trí x100Ω để kiểm tra điện trở đất. Nếu đèn OK không sáng nghĩa là điện trở quá cao (>1200Ω). Cần kiểm tra lại các đầu nối dây.
Nếu đèn OK nghĩa là điện trở đạt yêu cầu. Ta bật công tắc tới vị trí x10Ω hoặc x1Ω để đọc trị số điện trở trên đồng hồ.
Dựa vào yêu cầu TCCSVN và từng công trình mà ta xác định điện trở đã đạt yêu cầu hay chưa.
Trên đây là hướng dẫn cơ bản cách đo điện trở đất khi kiểm tra hệ thống tiếp địa chống sét. Bạn có thể liên hệ với các đơn vị có chuyên môn tiến hành đo đạc trong trường hợp không thể tự mình tiến hành.
Liên hệ mua hệ thống chống sét
CÔNG TY CỔ PHẦN STARTUP VIỆT NAM