Camera quan sát là một bộ phận quan trọng của công trình. Đồng thời cũng là bộ phận nhạy cảm trước các tác động của sét đánh. Nhưng liệu bạn đã hiểu hết về chống sét cho hệ thống camera hay chưa?
Nội dung tóm tắt
Chống sét cho hệ thống camera có cần thiết?
Hiện nay, hệ thống camera theo dõi có tính phổ biến rất cao. Không chỉ được lựa chọn lắp đặt cho các công trình công cộng, tòa nhà, văn phòng. Mà ngay cả các hộ gia đình cũng sử dụng sản phẩm này với mức độ bảo vệ an toàn cao.
Tuy nhiên trong quá trình lắp đặt, nhiều người lại “vô tình” quên đi các thiết kế chống sét cho hệ thống camera. Mà không biết rằng, sét không chỉ đánh thẳng trực tiếp. Trên thực tế, sét có thể đánh vào các đường dẫn nguồn hay đường truyền tín hiệu. Và theo hệ thống lan xung điện ra các thiết bị trong nhà. Hiện tượng này còn gọi là sét đánh lan truyền.
Vì vậy những hệ thống camera theo dõi nói riêng và hệ thống đẫn diện và đường truyền tín hiệu cũng cần được bảo vệ chống lại xung và sét đánh.
Thiết kế hệ thống chống sét cho camera an toàn
Một số thiết kế hệ thống chống sét cho camera thường gặp
Phân loại theo dạng đường truyền của camera
Chống sét cho camera wifi
Chống sét cho đường nguồn AC/DC
Chống sét cho đường tín hiệu điểu khiển RS485
Chống sét cho camera Digital trên đường cáp UTP
Chống sét mạng lan
Phân loại theo loại camera
Chống sét cho camera an ninh
Chống sét cho camera bảo vệ (ngoài trời)
Chống sét cho camera giao thông
Chống sét cho camera IP
Lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền bảo vệ camera
Như đã nói ở trên camera là bộ phận nhạy cảm, có khả năng thu dẫn sét cao. Sở dĩ vì vậy là bởi hệ thống này hoạt động ựa trên nhiều đường cáp được dẫn truyền với các camera và các bộ điều khiển trung tâm bao gồm các dây nguồn, dây tín hiệu cáp đồng trục, dây tín hiệu cáp mạng, dây điều khiển quay quét,….
Vậy thì chống sét cho hệ thống lắp đặt camera thuộc loại chống sét gì?- Câu trả lời là chống sét lan truyền. Và hệ thống chống sét này sẽ phải được lắp đặt cũng như có tác dụng với tổng thể đường dây kết nối với các camera và trung tâm. Bao gồm các đường nguồn, đường tín hiệu điều khiển và đường tín hiệu hình ảnh. Tất cả các đường dây này đều được làm từ cáp đồng trục- loại vật liệu dễ nhiễm xung sét lan truyền.
Khi lắp đặt, thiết bị chống sét sẽ được đặt tại 2 điểm quan trọng. Đó là điểm ngay trên đường dây của cả 2 phía, phía trước điểm kết nối vào camera và bộ điều khiển trung tâm của nó.
Camera trong nhà sử dụng thiết kế chống sét lan truyền
Tùy vào cách lắp đặt hay thiết kế dạng đường truyền mà chủ nhà cần có những thiết kế chống sét cho camera khác nhau. Ví dụ đường truyền giữa các thiết bị trong hệ thống camera sử dụng cáp đồng trục. Hay là được ghép trên đường truyền mạng Lan qua bộ biến đổi?
Đối với camera ngoài trời phải sử dụng thiết kế chống sét trực tiếp
Camera quan sát ngoài trời được lắp đặt trên cột. Bởi vậy chống sét cho hệ thống camera này phải sử dụng kim thu sét. Kim thu được gắn trên đỉnh cột, ngăn sét đánh trực tiếp vào camera.
Một điểm cần lưu ý khi thiết kế chống sét camera ngoài trời là đảm bảo khoảng cách đủ cho các bộ phận.
Đường cáp nối giữa hộp thiết bị và camera nằm bên trong cột kim loại. Với dây cáp dài khoảng vài mét thì không cần đến vòng bảo vệ trong hộp thiết bị.
Đối với dây cáp đồng trục, dây cáp đôi hay dây cáp điều khiển từ hộp thiết bị trên cột đến hệ thống chống sét bên ngoài, cần lắp chống sét đẳng thế. Bao gồm kết nối hệ thống chống sét với đường ống kim loại trong tòa nhà và với hệ thống nối đất.
Lưu ý khi lựa chọn hệ thống chống sét cho camera wifi
Trên đây là các giải pháp chống sét cho hệ thống camera wifi. Đối với các tòa nhà, công trình lớn, để chống sét hiệu quả cần kết hợp toàn diện với các biện pháp chống sét lan truyền cho đường nguồn và đường tín hiệu. Đồng thời không được quên hệ thống chống sét đánh trực tiếp. Cũng tùy thuộc vào quy mô, mục đích sử dụng của công trình mà chủ đầu tư sẽ đưa ra lựa chọn thiết bị chống sét nào là hiệu quả.
>> Xem thêm: Chống sét lan truyền
>> Bài viết trước: Thiết kế hệ thống chống sét lan truyền