Việc tiến hành kiểm tra thiết bị chống sét lan truyền cần tiến hành thường xuyên theo quy định pháp luật. Nhằm đảm bảo các thiết bị hoạt động ổn định, bảo vệ con người và tài sản công trình ở mức cao nhất.
xem thêm thiết bị chống sét lan truyền
Nội dung tóm tắt
Có bắt buộc phải kiểm tra thiết bị chống sét lan truyền?
Kiểm tra hệ thống thiết bị chống sét lan truyền thường tiến hành 1 năm 1 lần. Nhằm kiểm tra khả năng chống sét của thiết bị có còn hiệu quả như ban đầu hay không. Hay còn gọi là kiểm tra sự an toàn của con người và công trình khi có sét. Đây là việc làm bắt buộc với các công trình.
Việc kiểm tra thường xuyên sẽ đem lại những lợi ích sau:
- Các yếu tố thời tiết, nhiệt độ, thiên tai thất thường có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả chống sét của hệ thống.
- Theo thời gian sử dụng các thiết bị có thể bị giảm khả năng cắt lọc sét. Kiểm tra thường xuyên giúp thiết bị hoạt động ổn định.
- Bảo vệ sự an toàn của người và tài sản ở mức cao nhất.
- Giảm thiểu chi phí nếu thiết bị công trình bị hư hỏng.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu công trình.
Bao lâu kiểm tra thiết bị chống sét lan truyền 1 lần?
Đơn vị vận hành công trình cần tiến hành kiểm tra hệ thống chống sét của mình vào các thời điểm như sau:
- Kiểm tra lần đầu sau khi lắp đặt xong hệ thống, trước khi đưa vào sử dụng thực tế
- 1 năm 1 lần, thường nên tiến hành trước mùa mưa giông
- Kiểm tra khi thay đổi các bộ phận trong hệ thống
- Có thể kiểm tra thường xuyên nếu công trình cần bảo vệ nằm trong khu vực sét đánh cao, có yêu cầu về an toàn chống sét cao
Các tiêu chuẩn kiểm tra thiết bị chống sét lan truyền
Pháp luật Việt Nam đã có quy định về việc bắt buộc kiểm định hệ thống chống sét thường xuyên tại TCVN 9385:2012, cơ bản như sau:
- Toàn bộ hệ thống chống sét phải được người có chuyên môn kiểm tra bằng mắt trong toàn bộ quá trình lắp đặt.
- Việc kiểm tra hệ thống chống sét nên được tiến hành định kỳ là 12 tháng.
- Đối với các khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên bị sét đánh nên tăng tần suất kiểm tra. bạt chống cháy
Một số quy định pháp lý cho việc kiểm tra hệ thống chống sét:
- TCVN9358:2012: Lắp đặt hệ thống nối đất cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung.
- TCVN 9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng. Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
- TCVN 9888-1:2013 Bảo vệ chống sét
- TCXDVN 7447-5-54:2005, Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà. Phần 5-54: Lựa chọn và lắp đặt thiết bị điện – Bố trí nối đất, dây bảo vệ và dây liên kết bảo vệ.
- Nghị định 79/2014 quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.
Quy trình kiểm tra thiết bị chống sét lan truyền
Quy trình kiểm tra thiết bị chống sét lan truyền được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
- Kiểm tra hồ sơ thiết kế và lắp đặt của hệ thống chống sét lan truyền công trình.
- Tiến hành đánh giá khả năng và phạm vi bảo vệ của các thiết bị.
- Nếu trước đó đã từng bảo trì, bảo dưỡng, kiểm tra thì cần xem qua kết quả để tham khảo thông tin.
Bước 2: Kiểm tra thực tế
Đây là bước vô cùng quan trọng, giúp người kiểm tra so sánh sự phù hợp giữa thực tế và hồ sơ lắp đặt hệ thống chống sét lan truyền công trình.
Các công việc chính bao gồm:
- Kiểm tra hoạt động của các bộ phận trong hệ thống: kim thu sét, cọc nối đất, dây thoát sét, bộ đếm sét, thiết bị cắt lọc sét…
- Kiểm tra khoảng cách an toàn trong đất của hệ thống
- Đánh giá hiệu quả chống sét của hệ thống đối với các công trình liên quan
Bước 3: Đo điện trở chống sét
- Đo điện trở chống sét bằng máy đo chuyên dụng, nhằm đảm bảo không tồn tại điện thế dư trên cực nối đất.
- Lắp đặt máy đo theo hướng dẫn nhà sản xuất.
- Giá trị trung bình của các kết quả đo tại các vị trí khác nhau là giá trị điện trở đất. Theo quy định, điện trở đất dưới 10 Ohm là đạt yêu cầu.
Bước 4: Đánh giá kết quả đo
Nếu hệ thống chống sét lan truyền không đạt yêu cầu thì cần đề xuất các phương án khắc phục, sửa chữa, thay mới với đơn vị sử dụng.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về việc kiểm tra thiết bị chống sét lan truyền cho công trình. Công việc này nên được tiến hành bởi những kỹ sư có chuyên môn và kinh nghiệm.
||> Xem thêm: Chống sét lan truyền
||> Chống sét lan truyền 3 pha là gì? Loại nào tốt nhất hiện nay?